Một trong những bộ phận mà các thợ sửa xe cần phải biết là hệ thống lái ô tô. Nếu bạn vẫn chưa biết rõ thì đừng bỏ qua bài viết này. Đừng bỏ qua bài viết này để biết tất cả thông tin về hệ thống lái trên ô tô.
Xem Thêm:
Hệ thống lái trên ô tô là gì?
Hệ thống lái ô tô là một trong bảy hệ thống chủ chốt của xe hơi. Công dụng của hệ thống lái xe ô tô có vai trò giữ cho ô tô chuyển động theo quỹ đạo nhất định, thay đổi hướng di chuyển của ô tô theo mong muốn của người lái.
Hệ thống lái là một hệ thống khá phức tạp, nó được chia thành nhiều cụm cơ cấu và bộ phận có chức năng riêng biệt hỗ trợ lẫn nhau.
Cấu tạo của hệ thống lái trên ô tô
Cầu tạo của hệ thống lái ô tô bao gồm 3 bộ phận chính: dẫn động lái, cơ cấu lái, trợ lực lái.
Bộ phận dẫn động lái
Dẫn động lái là bộ phận quan trọng trong hệ thống lái trên ô tô. Bộ phận bao gồm: vô lăng, trụ lái, các thanh dẫn động và khớp liên kết. Bộ phận này truyền chuyển động của tài xế đến hệ thống lái để thay đổi hướng di chuyển của xe.
Đồng thời tiếp nhận những phản ứng từ mặt đường tạo cảm giác lái chân thực cho tài xế.
Trợ lực lái
Bộ phận này là cụm chi tiết phức tạp nhất trong hệ thống lái và thường xuyên được cải tiến để phù hợp với xu hướng phát triển ngành công nghiệp chế tạo ô tô. Trợ lực lái có nhiệm vụ giảm lực quay vô lăng nhằm hỗ trợ tài xế đánh lái dễ dàng.
Hệ thống trợ lực lái khá phát triển nhưng phổ biến nhất hiện nay là trợ lực lái thủy lực và trợ lực lái điện. Trong đó, hệ thống trợ lực lái điện đang ngày càng chứng minh được tính ưu việt so với các loại trợ lực khác.
Bộ phận cơ cấu lái
Cơ cấu lái là bộ phận có chức năng điều khiển các đòn xoay trong cơ cấu động học hình thang lái, đảm bảo bánh xe chuyển động theo đúng nguyên tắc Ackerman. Các nhà sản xuất ô tô thường sử dụng một trong hai dạng cơ cấu lái cơ bản là cơ cấu lái trục vít – thanh răng và cơ cấu lái loại bi tuần hoàn.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống lái trên ô tô
Ngoài cầu tạo của hệ thống lái ra, nguyên lý hoạt động cũng là một yếu tố bạn cần quan tâm. Nắm rõ được nguyên lý hoạt động sẽ giúp quá trình sửa chữa của thợ dễ dàng hơn.
Nguyên lý làm việc của cơ cấu bánh răng – thanh răng có trợ lực
Cấu tạo của cơ cấu bánh răng – thanh răng có trợ lực gồm một xi-lanh và một piston ở giữa kết hợp với hai đường dẫn chất lỏng xung quanh piston.
Về nguyên lý hoạt động, tại đường ống dẫn chất lỏng hai bên piston, một dòng chất lỏng áp suất cao được bơm thẳng vào một đầu đường ống nhằm đẩy piston dịch chuyển. Khi đó, thanh răng dịch chuyển theo giúp tài xế có thể dễ dàng quay tay lái ở tất cả các phía.
Nguyên lý làm việc của cơ cấu bánh răng – thanh răng
Cơ cấu lái bánh răng – thanh răng chuyển đổi chuyển động xoay của vành tay lái thành chuyển động thẳng. Ngoài ra, cơ cấu này có nhiệm vụ giảm tốc, tăng thêm lực đổi hướng bánh xe một cách dễ dàng.
Cơ cấu lái bánh răng – thanh răng gồm một bánh răng nối trực tiếp với một ống kim loại và một thanh răng được gắn trên ống kim loại khác. Thanh nối có nhiệm vụ nối hai đầu mút của thanh răng. Kết cấu cơ khí này khá đơn giản, phù hợp với những dòng xe du lịch, ô tô tải nhỏ và xe SUV.
Xem Thêm:
- Tổng hợp các loại hộp số tự động phổ biến hiện nay
- Odo là gì? Các thợ sửa xe đặc biệt cần nắm rõ
Nguyên lý làm việc ở bơm thủy lực
Bơm thủy lực là bộ phận nhiều van cánh gạt để di chuyển hướng kính dễ dàng trong các rãnh của ô tô. Đây là loại bơm có nhiệm vụ dẫn động bằng mô men động cơ thông qua truyền động puli – đai.
Trong trường hợp roto quay, lực ly tâm tác động trực tiếp vào cánh gạt làm chúng văng ra, vây lấy một không gian kín hình ô van. Đồng thời, dầu thủy lực ở mức áp suất thấp bị kéo xuống và đẩy sang đầu ra có áp suất cao.
Nhiệm vụ của hệ thống lái trên xe ô tô
Hệ thống lái trên xe ô tô có vai trò rất quan trọng trong việc điều khiển hướng di chuyển của xe các nhiệm vụ bao gồm.
- Điều khiển hướng di chuyển của xe: hệ thống lái giúp người lái thay đổi hướng di chuyển của xe một cách chính xác và dễ dàng. Khi người lái xoay vô lăng, hệ thống lái sẽ truyền động để các bánh xe trước (hoặc bánh sau trong một số hệ thống lái đặc biệt) quay theo hướng mong muốn.
- Đảm bảo sự ổn định và an toàn khi lái xe: hệ thống lái phải đảm bảo rằng xe có thể di chuyển ổn định, ngay cả khi đi trên các đoạn đường không bằng phẳng hay khi gặp các tình huống khẩn cấp. Hệ thống lái còn phối hợp với các hệ thống khác như hệ thống treo và hệ thống phanh để tăng cường sự ổn định và an toàn của xe.
- Cảm giác lái thoải mái và chính xác: hệ thống lái trên xe ô tô hiện đại thường được thiết kế để giảm thiểu sự mệt mỏi cho người lái, cung cấp cảm giác lái mượt mà và phản hồi chính xác.
- Tự động điều chỉnh và hỗ trợ lái: hệ thống lái còn có thể tích hợp các công nghệ hỗ trợ lái tiên tiến như hệ thống lái tự động, hỗ trợ giữ làn đường, và hỗ trợ đỗ xe tự động, dễ dàng hơn trong việc điều khiển xe và tăng cường an toàn.
Trên đây là tất tần tật những thông tin về hệ thống lái trên ô tô mà bạn cần biết. Nhìn chung thì đây là kiến thức cơ bản bạn cần phải biết để giúp công việc sửa chữa được tốt và dễ dàng hơn.